Thời tiết nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều ở Việt Nam dễ khiến dịch sốt xuất huyết bùng phát và lây lan dữ dội, trong đó đối tượng cần đặc biệt chú ý là trẻ em. Với những dấu hiệu ban đầu khó nhận biết cộng thêm sức đề kháng yếu ở trẻ, dẫn đến việc phát hiện và chữa trị chậm trễ để lại nhiều trường hợp đáng tiếc.
Khi bị sốt xuất huyết người bệnh thường sốt cao 39-40 độ C kéo dài 2-7 ngày, khó hạ sốt và có thêm các triệu chứng như khó chịu vật vã, xuất huyết dưới da hoặc niêm mạc… Khi bị sốt xuất huyết cần phải theo dõi người bệnh sát sao, không được lơ là chủ quan. Người bệnh có thể trở nên nặng hơn và sốc, nguy cơ tử vong cao nếu không chữa trị kịp thời. Một số dấu hiệu nặng của bệnh bao gồm:
1. Luôn cảm thấy bồn chồn, kích thích, mỏi mệt rũ rượi, chán ăn,…
2. Xuất hiện những cơn đau bụng, buồn nôn.
3. Sốt cao đột ngột, liên tục..
4. Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.
5.Có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.
Đặc biệt, trẻ sơ sinh khi nhiễm vi-rút bệnh sốt xuất huyết sẽ có thêm các dấu hiệu như quấy khóc, bỏ bú, ngủ li bì, ít tiểu tiện, phù nề,… Đây là đối tượng chưa có khả năng giao tiếp rõ ràng, vậy nên, bố mẹ cần để ý đến con nhiều hơn để phát hiện kịp thời các dấu hiệu ở bé.
Trẻ bị sốt xuất huyết là một căn bệnh thường gặp hiện nay, nếu được cha mẹ phát hiện và thực hiện chữa trị kịp thời thì sẽ không có gì ảnh hưởng quá nguy hiểm và bệnh sẽ khỏi trong vòng 1 tuần. Còn nếu chủ quan lơ là có thể làm cho bệnh trầm trọng hơn, nguy hiểm tới trẻ. Vì thế nên các bậc cha mẹ cần phải tìm hiểu kỹ về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ để có thể có những biện pháp xử lý tốt nhất.
Phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ như thế nào?
– Trước hết là ngừa không cho trẻ bị muỗi đốt như cho trẻ ngủ mùng ban ngày, mặc áo dài tay, thoa kem chống muỗi…
– Cần tích cực diệt muỗi, diệt lăng quăng (bọ gậy).
– Muỗi truyền bệnh Aedes Agypti là loại muỗi sống trong nhà hoặc chung quanh nhà, đẻ trứng ở những chỗ chứa nước sạch như: lu, vại
– Phát quang sạch sẽ, thoáng đãng quanh nhà và dọn dẹp những lu vại, đồ chứa, miểng sành… tránh để tạo thành những nơi tồn đọng nước thích hợp cho muỗi phát triển…
– Thu gom, vứt bỏ các vật dụng, phế liệu trong nhà và xung quanh nhà như chai lọ, các mảnh vỡ có thể đọng nước, ống bơ, vỏ dừa, lốp xe cũ,
Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe nói chung của trẻ nhỏ, cần nắm những quy tắc đơn giản: lưu ý hướng dẫn trẻ biết giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, tắm hàng ngày bằng sữa tắm phù hợp, rửa tay đúng cách bằng nước rửa tay diệt khuẩn. Hãy cùng con thực hiện các hành động cơ bản và thiết yếu hàng ngày để cả nhà luôn vui khỏe.